14
- Xét về dung lượng, hệ thống đơn hướng có khả năng cung cấp dung lượng cao
gấp đôi so với hệ thống song hướng. Ngược lại, số sợi quang cần dùng gấp đôi so
với hệ thống song hướng.
- Khi sự cố đứt cáp xảy ra, hệ thống song hướng không cần đến cơ chế chuyển
mạch bảo vệ tự động APS (Automatic Protection Switching) vì cả hai đầu của liên
kết đều có khả năng nhận biết sự cố ngay lập tức.
- Về khía cạnh thiết kế mạng, hệ thống song hướng khó thiết kế hơn vì còn phải
xét thêm các yếu tố như: vấn đề xuyên nhiễu do có nhiều bước sóng hơn trên một
sợi quang, đảm bảo định tuyến và phân bố bước sóng sao cho hai chiều trên sợi
quang không dùng chung một bước sóng…
- Các bộ khuếch đại trong hệ thống song hướng thường có cấu trúc phức tạp hơn
trong hệ thống đơn hướng. Tuy nhiên, do số bước sóng khuếch đại trong hệ thống
song hướng giảm ½ theo mỗi chiều nên ở hệ thống song hướng, các bộ khuyếch đại
sẽ cho công suất quang ngõ ra lớn hơn so với ở hệ thống đơn hướng.
5. Ưu nhược điểm của công nghệ WDM
Thực tế nghiên cứu và triển khai WDM đã rút ra được những ưu nhược điểm của
công nghệ WDM như sau:
- Ưu điểm của công nghệ WDM
+ Tăng băng thông truyền trên sợi quang theo số lần tương ứng với số bước
sóng được ghép vào để truyền trên một sợi quang.
+ Tính trong suốt: Do công nghệ WDM thuộc kiến trúc lớp mạng vật lý nên
nó có thể hỗ trợ các định dạng số liệu và thoại như: chuyển mạch kênh, ATM,
Gigabit Ethernet, ESCON, IP...
+ Khả năng mở rộng: những tiến bộ trong công nghệ WDM hứa hẹn tăng băng
thông truyền dẫn trên sợi quang lên đến hàng Tbps, đáp ứng nhu cầu mở rộng mạng
ở nhiều cấp độ khác nhau.
+ Hiện nay, WDM là công nghệ duy nhất cho phép xây dựng mô hình mạng
truyền tải quang OTN (Optical Transport Network) giúp truyền tải trong suốt nhiều
loại hình dịch vụ, quản lý mạng hiệu quả, định tuyến linh động ...