
Luận văn Thạc sỹ khoa học Vương Ngọc Trìu
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) với hơn 13 tỉnh thành, trong đó có
4 thành phố lớn bao gồm: Kiên Giang, Cần Thơ, An Giang và Cà Mau hình thành
vùng kinh tế trọng điểm đóng vai trò thúc đẩy cho sự phát triển kinh tế của vùng.
Ngoài ra, vùng đất này được thiên nhiên ưu đãi với nhiều điều kiện thuận lợi để phát
triển kinh tế, nhất là kinh tế nông nghiệp. Hàng năm sản lượng sản xuất chiếm một
phần lớn tổng sản lượng cả nước. Hơn thế nữa, với sự hình thành của trung tâm năng
lượng khí – điện – đạm Cà Mau đã góp phần đáp ứng nhu cầu sử dụng năng lượng
cho vùng và cả nước trong thời gian tới.
Nhà máy đạm Cà Mau được khởi công xây dựng vào 7/2008 và sẽ hoàn thành
vào 02/2012, đã cơ bản đáp ứng nhu cầu phân đạm cho khu vực 13 tỉnh đồng bằng
sông Cửu Long với công suất hằng năm lên tới 800,000 tấn Ure/năm. Sự ra đời của
Nhà máy đạm Cà Mau sẽ giúp Việt Nam tự chủ được trong việc cung cấp phân đạm
cho nông nghiệp, bình ổn giá phân bón trong nước, góp phần bảo đảm an ninh lương
thực của quốc gia.
Hiện tại nhà máy mới đi vào hoạt động và chỉ cung cấp duy nhất 1 loại sản
phẩm phân đạm hạt đục cho người dân. Việc đa dạng hóa các sản phẩm Ure, NPK,
phân vi sinh và các loại hóa chất dầu khí khác; mang lại hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ
môi trường được đặt ra như mục tiêu sản xuất của công ty trong thời gian tới.
Với tầm nhìn đến 2025, nhà máy Đạm Cà Mau sẽ trở thành một trong những
công ty hàng đầu trong nước và khu vực trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh phân
bón. Chính vì vậy việc nghiên cứu và xây dựng một chiến lược kinh doanh rõ ràng là
rất cần thiết để nhà máy đạt được những mục tiêu đã đề ra đúng thời hạn.
Vì những lý do trên tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu và xây dựng chiến lược kinh
doanh cho Nhà máy Đạm Cà Mau tại thị trường đồng bằng Sông Cửu Long từ 2012
đến 2015” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình.