TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Đề tài: Nghiên cứu ảnh hưởng của độ mảnh sợi đến một số tính chất cơ lý của vải dệt
kim hai mặt phải RIB
Tác giả luận văn: Trần Đức Tiến Khóa: 2016B - VLDM.
Người hướng dẫn: TS. Đào Anh Tuấn.
Nội dung tóm tắt:
a) Lý do chọn đề tài.
Sản phẩm dệt kim có vai trò hết sức quan trong trong đời sống hiện nay. Vải dệt kim
có một số tính chất như độ giãn và độ đàn tốt, độ thoáng khí cao nên được ưu chuộng và
phù hợp với nhiều đối tượng.
Để to ra sn phm có tính cht cnh tranh, mang li hiu qu kinh tế thì nguyên
liu sn xut và thông s công ngh mang tính quyết đnh. Vì vy vic la chn thông s
công ngh cho tng loi nguyên liu là mt bài toán dành cho các doanh nghip.
Trong đề tài này tác gi đi nghiên cứu đế đánh giá ảnh hưng ca đ mnh si (chi
s si) và nguyên liu đến thông s cu to và mt s tính cht ca vi dt kim 2 mt
phi (RIB 1x1) góp phn nâng cao hiu qu sn xut.
b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu:
Xác định mối liên quan giữa chi số và nguyên liệu sợi đến thông số cấu tạo và một
số tính chất cơ lý của vải dệt kim Rib 1X1.
Đối tượng phạm vi nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu dựa trên kiểu dệt RIB 1x1 và được dệt trên máy dệt phẳng,
cấp máy 7. Sử dụng hai nguyên Cotton 100% và Acrylic 100% với các chập sợi khác
nhau. Được ký hiệu là: RA1, RA2, RA3, RC1, RC2, RC3.
c) Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu tổng quan
Sưu tầm, nghiên cứu các giáo trình, tài liệu, các công trình nghiên cứu về vải dệt kim nói
chung, vải RIB nói riêng. Từ đó đưa ra các khái niệm, cấu tạo, nguồn gốc, một số tính
chất cơ lý và các ứng dụng của vải dệt kim…
Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
Tạo mẫu vải: Sử dụng máy dệt kim phẳng Shima seiki, cấp máy 7 để dệt ba mẫu vải
RIB1x1 dệt từ sợi Acrylic có chi số lần lượt là Nm13, Nm6.5, Nm4.3 và ba mẫu vải RIB
1x1 dệt từ sợi bông có chi số lần lượt là Nm 5.3, Nm 4. Nm 3.2.
d) Tóm tắt các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả.
Nội dung nghiên cứu:
Để khảo sát sự ảnh hưởng của đặc tính sợi đến thông số cấu tạo, tính chất cơ lý của vải
dệt kim Rib, luận văn đi nghiên cứu, xác định các thông số, tính chất của từng mẫu vải
như sau:
- Thông số của vải:
+ Độ dày
+ Khối lượng
+ Mật độ dọc, ngang
+ Chiều dài vòng sợi.
- Tính chất của vải:
+ Độ bền kéo đứt dọc, ngang
+ Độ giãn dọc, giãn ngang
+ Độ thoáng khí
- Xử lý số liệu thí nghiệm, phân tích đánh giá và rút ra kết luận.
Đóng góp mới của đề tài:
Qua nghiên cứu đề tài đã xác định được:
- Thông số cấu tạo của vải RIB 1x1 dệt từ sợi bông 100% và acrylic 100% như: độ
dày, khối lượng, chiều dài vòng sợi, mật độ sợi ngang, mật độ sợi dọc.
- Tính chất vải RIB 1x1 dệt từ sợi bông 100% và acrylic 100% như: độ bền kéo
đứt dọc-ngang, độ giãn dọc-ngang, độ thoáng khí.
Đánh giá được ảnh hưởng của chi số sợi đến các thông số cấu tạo và tính chất cơ
lý của vải cụ thể như sau :
- Khi tăng chi số sợi của cả 2 loại vải RIB (100% acrylic 100% bông ) thì độ
dày, khối lượng, chiều dài vòng sợi, độ bền kéo đứt cả hướng ngang dọc, độ giãn dọc
giảm. Mật độ sợi dọc, mật độ sợi ngang, độ giãn ngang và độ thoáng khí đều tăng.
- Khi tăng chi số của sợi acrylic lên 202,3% thì độ dày giảm 59,3%, khối lượng
giảm 64,1%, mật độ ngang tăng 22,2%, mật độ dọc tăng 13,7%, chiều dài vòng sợi giảm
14,4%, độ bền kéo đứt dọc giảm 57,7%, độ bền kéo đứt ngang giảm 62,9%, độ giãn dọc
giảm 15,3%, độ giãn ngang tang 14,7%, độ thoáng khí tăng 444,1%.
- Khi tăng chi số của sợi acrylic lên 22,6% thì độ y giảm 21%, khối lượng giảm
31,3%, mật độ ngang tăng 13,7%, mật độ dọc tăng 7,1%, chiều i vòng sợi giảm 7,3%,
độ bền kéo đứt dọc giảm 23,3%, độ bền kéo đứt ngang giảm 33,4%, độ giãn dọc giảm
4,1%, độ giãn ngang tăng 17,4%, độ thoáng khí tăng 49,6%.
- Khi tăng chi số của sợi cotton lên 65,6% thì độ y giảm 19,8%, khối lượng
giảm 27,4%, mật đngang tăng 20%, mật độ dọc tăng 37%, chiều dài vòng sợi giảm
18,3%, độ bền kéo đứt dọc giảm 26,4%, độ bền kéo đứt ngang giảm 2,5%, độ giãn dọc
tăng 4,3%, độ giãn ngang tăng 8,9%, độ thoáng khí tăng 4%.
- Khi tăng chi số của sợi cotton lên 25% thì độ y giảm 10,3%, khối lượng giảm
10,8%, mật độ ngang tăng 11,4%, mật độ dọc tăng 16,1%, chiều dài vòng sợi giảm
14,1%, độ bền kéo đứt dọc giảm 10,8%, độ bền kéo đứt ngang giảm 3%, độ giãn dọc
giảm 4%, độ giãn ngang giảm 5,6%, độ thoáng khí giảm 1,4%.
Xét đến yếu tố nguyên liệu sợi cho thấy:
- Mức độ ảnh hưởng của nguyên liệu bông và acrylic đến độ dày vải là tương
đương nhau .
- Mức độ ảnh hưởng của nguyên liệu sợi acrylic đến các tính chất kc của vải như
khối lượng g/m2, mật độ, chiều dài vòng sợi, độ bền, độ giãn, độ thoáng khí lớn hơn so
với nguyên liệu sợi bông. Nguyên nhân là do đặc tính của xơ acrylic và cấu trúc của sợi
bông có cấu trúc chặt chẽ hơn sợi acrylic rất nhiều, nên khi thay đổi chi số sợi acrylic thì
các tính chất sẽ thay đổi nhiều hơn.
e) Kết luận.
Kết quả nghiên cứu đã xác định được một số thông số cấu tạo nh chất lý của
3 mẫu vải dệt kim RIB1x1 dệt từ sợi Acrylic 3 mẫu vải dệt kim RIB 1x1 làm từ sợi
bông.
Trong phạm vi nghiên cứu, đánh giá được ảnh hưởng của chi số sợi đến các thông
số cấu tạo và một số tính chất cơ lý của vải là độ thoáng khí, độ bền đứt, độ giãn đứt. Khi
tăng chi số của sợi thì độ y, khối ợng, chiều dài vòng sợi giảm trong khi đó mật độ
dọc, ngang đều tăng. Về tính chất vải, thì tính thoáng khí, độ giãn ngang tăng trong khi
độ bền đứt, độ giãn dọc của vải giảm khi chi số của sợi tăng
Ảnh hưởng của nguyên liệu: Về bản các mẫu vải dệt từ sợi acrylic khi thay đổi
chi số ảnh ởng đến các thông số cấu tạo đặc tính nhiều hơn so với vải dệt từ
sợi bông.
Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học để lựa chọn nguyên liệu và chi số sợi phù hợp
với mục đích sử dụng vải RIB 1x1 trong sản xuất. Việc lựa chọn chi số sợi mang tính
chất quyết định đến tính chất và thông số cấu tạo vải.
Trong thực tế sản xuất sợi chập nhiều lần (chi số giảm) thì các thông số cấu tạo, tính
chất, độ ổn định, độ cứng của vải tang dần lên. Vì vậy thường sử dụng phương pháp chập
sợi khi dệt các mảnh sản phẩm cần độ cứng, độ ổn định cao nhưng phải đảm bảo phạm vi
cấp máy phù hợp.
Khi chi số sợi thấp (sợi chập nhiều lần) dệt RIB 1X1 vải cứng, y, độ thoáng khí
thấp thường được sử dụng cho cổ áo, gấu áo, của tay cửa áo Jacket mùa đông.
Khi chi số sợi cao (sợi chập ít lần) dệt RIB 1X1 vải mềm, mỏng, độ thoáng khí cao
thường được sử dụng cho cổ áo, cửa tay cửa áo T-shirt.
Các kết quả thu được trong luận văn này cung cấp các số liệu ban đầu của các mẫu
vải sau quá trình dệt, từ đó sở so sánh, đánh giá tính ổn định của các mẫu vải RIB
1X1 sau quá trình giặt, và sử dụng.
Tác giả
Trần Đức Tiến