Nghiên cứu hình thái của vi nang ở các nhiệt độ khác nhau, sử dụng
kính hiển vi điện tử quét (SEM)
Dùng cân điện tử để kiểm tra khối lượng
d. Kết luận:
Qua khảo sát ảnh hưởng của độ cao của dao và nhiệt độ, thời gian sấy khô
lên khả năng lưu giữ, hình thái và chất lượng vi nang bằng cách cân khối
lượng các mẫu thử trước và sau khi đưa vi nang lên vải. Vải sau khi đã
được đưa vi nang lên rồi cho vào tủ sấy ở các nhiệt độ cũng như thời gian
khác nhau sau đó chụp SEM 8 mẫu thí nghiệm. Kết quả thu được:
Đối với nghiên cứu về độ cao của dao kết quả cho thấy trong giới hạn
nghiên cứu của luận văn, độ cao của dao càng lớn thì khả năng lưu giữ
của vi nang trên vải càng nhiều, còn độ cao của dao càng nhỏ thì lượng vi
nang bám dính trên vải càng ít. Mối tương quan này là tuyến tính trong
giới hạn nghiên cứu.
Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ tới hình thái và chất lượng của vi
nang cho thấy nhiệt độ sấy ảnh hưởng rất lớn tới hình thái và chất lượng
vi nang : cụ thể là qua quan sát hình ảnh vi nang sau khi được đưa lên vải
ở hình 3.1 cho ta thấy hình dạng của vi nang trước khi sấy có hình dạng
tròn, đẹp nằm trên bề mặt của vải và phân bố trên các sợi vải, so sánh
hình ảnh vi nang trước khi được đưa lên sấy với hình ảnh vi nang được
sấy ở các nhiệt độ 25
0
C, 30
0
, 60
0
, 90
0
C trong thời gian 1 giờ cho ta thấy
với nhiệt độ 25
0
C vi nang chưa bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ, còn với nhiệt
độ 30
0
C thì vi nang bắt đầu bị ảnh hưởng nhưng ảnh hưởng không nhiều,
ở nhiệt độ 60
0
C vi nang bắt đầu bị ảnh hưởng, hình dạng của vi nang bắt
đầu bị méo và có hiện tượng bị chảy các hoạt chất và bám vào các sợi vải,
với nhiệt độ 90
0
C ta thấy vi nang lúc này có hình bầu dục, bị biến dạng
và nhiều vi nang đã hoàn toàn bị xẹp. Các hoạt chất bên trong vi nang
3