lược, phải biến chiến lược đó thành kế hoạch hàng năm, kế hoạch của từng
bộ phận, thành hoạt động của mọi người và phải có tính khả thi.
- CLKD là thể hiện vị thế cạnh tranh của DN, khi xây dựng CLKD, DN cần
phân tích hoàn cảnh khách quan của mình, tìm hiểu những cơ hội và thách
thức mà hoàn cảnh khách quan ảnh hưởng đến DN. Đồng thời cũng phải
nghiên cứu những điều kiện chủ quan của DN để biết được những điểm
mạnh và điểm yếu của mình. CLKD của DN phải kết hợp tốt những cơ hội
mà hoàn cảnh khách quan mang lại với những điểm mạnh của DN, đồng
thời phải có giải pháp khắc phục cho những thách thức và điểm yếu của
DN. Chỉ có như vậy mới có thể đưa ra CLKD đúng.
2.1.3. Đặc trưng của chiến lược kinh doanh
Tính toàn cục: CLKD là sơ đồ tổng thể về sự phát triển của DN, nó quyết
định quan hệ của DN với môi trường khách quan. Tính toàn cục của CLKD
thể hiện trên 3 mặt: Phải phù hợp với xu thế phát triển toàn cục của DN, là
cương lĩnh chỉ đạo toàn bộ hoạt động của DN; phải phù hợp với xu thế phát
triển của đất nước về các mặt kinh tế, kỹ thuật, xã hội trong một thời kỳ nhất
định; phải phù hợp với trào lưu hội nhập kinh tế của thế giới.
Tính toàn cục của CLKD đòi hỏi phải xem xét tất cả các bộ phận của DN,
phải phân tích tình hình của toàn DN, hoàn cảnh toàn quốc và hoàn cảnh quốc
tế. Nếu không có quan điểm toàn cục thì không thể có CLKD tốt.
Tính nhìn xa: Trước kia nhiều DN vì không có quy hoạch chiến lược, gặp việc
gì làm việc ấy, chạy theo phong trào nên làm việc vất vả mà không hiệu quả.
Một trong những nguyên nhân của tình hình đó là do không nắm được xu thế
phát triển của DN. Do đó muốn xây dựng CLKD thì phải làm tốt công tác dự
báo xu thế phát triển về kinh tế, kỹ thuật của xã hội. Một chiến lược thành công
thường là một chiến lược dựa trên cơ sở dự báo đúng.