- Phương pháp đánh giá trên phần mềm và người mặc
e. Kết luận:
- Khảo sát thị trường thực tế đối với sản phẩm quần định hình. Tác giả đã
khảo sát được các kiểu dáng, kết cấu sản phẩm quần định hình. Chất liệu thành
phần sợi sử dụng trong sản phẩm định hình. Giá thành sản phẩm được bày bán
trên thị trường đối với một số hãng sản xuất sản phẩm quần định hình từ đó có
một số ứng dụng vào việc thiết kế sản phẩm dệt kim định hình.
- Nghiên cứu khảo sát thông số kỹ thuật của vải dùng thực nghiệm mẫu vải 1:
độ dầy 0,57cm, khối lượng 270,9 g/m2, kiểu dệt interlock, mật độ Pn 315, mật
độ Pd 197, độ giãn dọc vải 150%, độ giãn ngang vải 220%
- Khảo sát qui trình thiết kế quần định hình thẩm mỹ. Căn cứ vào công thức
cơ bản và các thông số công nghệ của vải sử dụng làm thí nghiệm từ đó làm cơ
sở phát triển sang công thức của sản phẩm định hình theo các độ giãn vải khác
nhau: 27,8%, 22,2%, 16,7% tương ứng với các độ giãn vải lớn sẽ cho ra sản
phẩm nhỏ và ngược lại độ giãn vải nhỏ sẽ cho ra sản phẩm lớn lơn.
* Quá trình nghiên cứu cho thấy:
Độ giãn ảnh hưởng đến lực tác dụng. Các mẫu vải nghiên cứu cho thấy độ giãn
ngang đều lớn hơn độ giãn dọc. Thiết kế ảnh hưởng đến tải trọng mà độ giãn
ngang lại lớn vì vậy sản phẩm thiết kế phải phù hợp với đối tượng, lứa tuổi để có
được hình dáng như mong muốn, duy trì được sự thoải mái trong quá trình sử
dụng.
- Xây dựng trình tự may quần định hình thẩm mỹ, lựa chọn đường may. Các
thiết bị được lựa chọn may sản phẩm quần định hình là thiết bị máy vắt sổ 2 kim
4 chỉ, may 1 kim 2 chỉ và máy trần đè 2 kim 4 chỉ. Máy vắt sổ, máy kansai dạng
mũi may có chỉ liên kết ngang so với hướng đường may tạo cho đường may có
độ bền theo cả hướng đường may và hướng vuông góc với đường may. Độ bền