
Đại học Bách khoa Hà Nội Khoa kinh tế và quản lý
Giang Thịnh Hưng – Cao học Quản trị kinh doanh – 2008 - 2010
8
của mình: vốn, lao động, kỹ thuật… trong hoạt động kinh doanh để đạt được
kết quả mong muốn.
1.2.1.2. Phân biệt các loại hiệu quả kinh doanh
Hoạt động kinh doanh kinh doanh nói chung và hoạt động của các tổ
chức, cá nhân nói riêng đều nhằm mang lại lợi ích trên phương diện kinh tế và
xã hội xã hội. Xét trên phương diện này, ta có thể phân biệt giữa hiệu quả
kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu qu
ả kinh tế xã hội.
Hiệu quả xã hội phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực nhằm đạt
được các mực tiêu xã hội nhất định. Các mục tiêu xã hội thường thấy là: giải
quyết công ăn việc làm trong phạm vi toàn xã hội hoặc từng vùng kinh tế:
giảm số người thất nghiệp, nâng cao trình độ và đời sống văn hóa, tinh thần
cho người lao động, đảm bảo mức sống tố
i thiểu cho người lao động, nâng
cao mức sống cho các tầng lớp nhân dân trên cơ sở giải quyết tốt các quan hệ
trong phân phối, đảm bảo và nâng cao sức khỏe, đảm bảo vệ sinh môi
trường… Nếu xem xét hiệu quả xã hội, người ta chỉ xem xét mức tương quan
giữa các kết quả (mục tiêu) đạt được về mặt xã hội (cải thiện điều kiện lao
động, nâng cao đời sống văn hóa tinh th
ần, giải quyết công ăn việc làm…) và
chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Thông thường các mục tiêu kinh tế - xã
hội phải được chú ý giải quyết trên giác độ vĩ mô nên hiệu quả xã hội cũng
thường được quan tâm nghiên cứu ở phạm vi quản lý vĩ mô.
Hiệu quả kinh tế như đã được khái niệm ở phần trên: với bản chất của
nó, hiệu quả kinh t
ế là phạm trù phải được quan tâm nghiên cứu ở hai giác độ
vĩ mô và vi mô. Cũng chính vì vậy, nếu nghiên cứu hiệu quả thì có có hiệu
quả kinh tế của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, hiệu quả kinh tế ngành, hiệu
quả kinh tế vùng lãnh thổ và hiệu quả kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh.
Muốn đạt được hiệu quả kinh tế quốc dân, hiệu quả kinh tế ngành cũng như
hi
ệu quả kinh tế của vùng lãnh thổ cao vai trò điều tiết vĩ mô cực kỳ quan