
1
PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Nhằm mục đích nâng cao hiệu quả vận hành hệ thống điện và giảm giá thành
sản xuất điện năng, giảm tổn thất điện năng là một trong những nội dung được quan
tâm hàng đầu hiện nay.
Cùng với quá trình phát triển và đổi mới của đất nước, hệ thống điện Việt
Nam đang có bước phát triển nhảy vọt cả về quy mô công suất và phạm vi lưới cung
cấp điện. Năm 2009, tổng sản lượng điện thương phẩm của Việt Nam đạt 86,9 tỷ
kWh, bình quân đầu người đạt 987 kWh/người/năm. Trong khi đó, lượng điện bình
quân đầu người tại Malaysia 2397kWh/người/năm, Thái Lan 1300kWh/người/năm,
Singapor 8242kWh/người/năm, Hàn Quốc 4167 kWh/người/năm … Tuy nhiên mức
tổn thất điện năng của Việt Nam lại tỉ lệ nghịch, ở mức 12,23% năm 2003, năm
2002 là 13,41%, năm 2000 14,5%. Nếu so với các nước trong khu vực thì mức tổn
thất của Việt Nam còn rất cao, cụ thể Malaysia chỉ tổn thất 4%/ năm, Thái lan 9%,
Singapore 9%…[17]. Nếu Việt Nam có thể giảm tổn thất điện năng xuống thêm 1%
thì mỗi năm sẽ tiết kiệm được khoảng 870 triệu kWh, tương đương 670 tỷ đồng mỗi
năm. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đưa mục tiêu đến năm 2010 giảm mức
tổn thất điện năng xuống dưới 10%, bình quân mỗi năm giảm 0,425% [3]. Để làm
được điều ấy đòi hỏi phải đồng thời thực hiện các biện pháp về kỹ thuật, kinh
doanh, tổ chức quản lý.
Yêu cầu giảm tổn thất điện năng cũng đặt ra nhiều vấn đề cần được quan tâm
giải quyết. Việc tính toán tổn thất điện năng kỹ thuật phụ thuộc rất nhiều vào số liệu
thống kê có được cũng như phương thức và quy trình tính toán. Phương pháp tính
toán tổn thất điện năng đang được sử dụng tại Việt Nam hiện nay còn không thống
nhất giữa các đơn vị thực hiện, cũng như không thực sự đầy đủ và phù hợp với số
liệu thống kê, đặc biệt là trong lưới điện phân phối khi số liệu thống kê chưa đầy đủ
và chính xác. Luận văn lựa chọn đề tài nghiên cứu nhằm mục đích đưa ra một cái
nhìn để đánh giá phương pháp truyền thống tính tổn thất điện năng hiện đang được