
1
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, công nghệ truyền hình đang chuyển sang một bước
ngoặt mới – Quá trình chuyển đổi từ công nghệ truyền hình tương tự sang truyền
hình số. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng thời đại " Video số, Truyền hình số " đang
tiến những bước vững chắc và đạt nhiều thành tựu rực rỡ. Công nghệ tương tự đã
hế
t thời, nhường đường cho công nghệ số. Công nghệ truyền hình đang trải nghiệm
một sự thay đổi lớn về chất. Trên thực tế các nhà sản xuất đã ngừng sản xuất các
thiết bị truyền hình tương tự và vì thế thiết bị tương tự dần vắng bóng trên thị
trường. Trong tương lai không xa, các thiết bị sản xuất chương trình, các máy phát
hình, các thiết bị video, audio tương tự
sẽ được thay thế bằng thiết bị số.
Trên thế giới đã có rất nhiều nước áp dụng truyền hình số như Mỹ, Nhật, các
nước phương Tây và một số nước Châu Á khác. Do vậy hiện nay đài truyền hình
Việt Nam và đài truyền hình kỹ thuật số VTC cũng đang triển khai các chiến lược
phát triển truyền hình số để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội và tránh t
ụt
hậu về công nghệ, tự tin trên con đường hội nhập với quốc tế.
Trong quá trình sản xuất các chương trình truyền hình số, thì nén tín hiệu là
một khâu rất quan trọng và không thể thiếu. Chất lượng tín hiệu sau khi khôi phục
cũng chịu ảnh hưởng nhiều ở khâu này. Việc lựa chọn một chuẩn nén thích hợp để
thực hiện công đoạn này cũng là một yếu tố góp ph
ần quan trọng vào thành công
của một chương trình truyền hình số.
Vì những lý do trên cho nên em đã chọn đề tài này, tuy nhiên đây là một đề tài
rộng nên không thể tránh được những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng
góp ý kiến của quý thầy cô giáo và các bạn quan tâm.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Trường Đại Học
Bách Khoa Hà Nội, đặc biệt xin trân trọng cảm ơn tiến sỹ PHẠM VĂN BÌNH đã
tận tình h
ướng dẫn em hoàn thành luận văn thạc sỹ này.