
1
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Đề tài: Nghiên cứu chiết tách các hợp chất phenolic từ loài Ngọc cẩu
(Balanophora laxiflora Hemsl.), bán tổng hợp một số dẫn xuất caffeyl
hydrazide mới và tác dụng sinh học của chúng
Tác giả luận văn: Nguyễn Thị Thu Hoa Khóa: 2020B
Người hướng dẫn: PGS.TS. Trần Khắc Vũ
PGS.TS. Trịnh Thị Thủy
Từ khóa (Keyword): Balanophora laxiflora Hemsl., Ngọc cẩu, phenolic, acid
caffeic, methyl caffeate, caffeyl hydrazide, cytotoxic, acute myeloid leukemia
cell (OCI-AML3), ức chế sản sinh NO, kháng viêm.
Nội dung tóm tắt:
a) Lý do chọn đề tài: Việt Nam là nước có hệ thực vật rất phong phú và đa dạng,
có tiềm năng phát triển ngành dược liệu rất lớn. Loài Ngọc cẩu có tên khoa học là
Balanophora laxiflora Hemsl. được biết đến là một loại thực vật với nhiều giá trị
dược liệu đáng quý. Các dẫn xuất acid cinnamic là thành phần đặc trưng của
Ngọc cẩu, trong đó có acid caffeic và các dẫn xuất của nó có nhiều hoạt tính quý.
Xuất phát từ những cơ sở nêu trên, đề tài "Nghiên cứu chiết tách các hợp chất
phenolic từ loài Ngọc cẩu (Balanophora laxiflora Hemsl.), bán tổng hợp một số
dẫn xuất caffeyl hydrazide mới và tác dụng sinh học của chúng" nhằm tìm ra các
hoạt chất thiên nhiên có hoạt tính tiềm năng, tạo cơ sở cho việc nghiên cứu phát
triển tạo nguyên liệu mới nhằm ứng dụng trong dược phẩm.
b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
Mục tiêu: tách chiết tìm kiếm các hợp chất phenolic từ loài Ngọc cẩu và tổng hợp
một số dẫn xuất của acid caffeic có hoạt tính tốt.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Các hợp chất phenolic từ loài Ngọc cẩu và các
dẫn xuất của acid caffeic.
c) Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả
Luận văn tập trung giải quyết hai vấn đề chính với những đóng góp sau:
- Tách chiết được 4 hợp chất phenolic từ loài Ngọc cẩu và xác định cấu trúc hóa
học của các hợp chất tách được.
-Thử nghiệm hoạt tính gây độc tế bào của 4 hợp chất phenolic tách được từ loài
Ngọc cẩu trên dòng tế bào ung thư tủy xương cấp (OCI-ALM3). Hợp chất
methyl caffeate (BL4) có hoạt tính tốt nhất làm giảm đáng kể số lượng tế bào
ung thư tủy xương cấp (OCI-ALM3) theo con đường apotosis.
- Kết quả thử nghiệm cho thấy chất methyl caffeate (BL4) còn cho hoạt tính gây
độc tế bào trung bình với một số dòng tế bào như: ung thư phổi (A549), ung thư
bàng quang (T24), ung thư gan (Huh-7), ung thư tuyến giáp (8505) và ung thư dạ
dày (SNU-1). Ngoài ra methyl caffeate (BL4) còn có hoạt tính ức chế miễn dịch
ở mức trung bình.