3
- Thu thập các báo cáo, văn bản quy định hướng dẫn của Chính phủ, UBND
tỉnh Thái Bình và các bộ, sở, ban ngành về quản lý chất thải rắn sinh hoạt.
- Khảo sát thực tế quá trình thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý CTRSH
tại huyện Quỳnh Phụ và công tác quản lý.
5. Cấu trúc của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, trong luận
văn gồm các 03 phần chính: Tổng quan về chất thải rắn; hiện trạng quản lý chất
thải rắn của huyện Quỳnh Phụ. Đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh
hoạt cho huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.
I. Kết luận
1. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt huyện Quỳnh Phụ cho thấy
ước tính tổng lượng chất thải rắn theo mức tăng dân số là khoảng 140,6 tấn/ngày
(lượng phát sinh 0,6 kg/người/ngày). Lượng rác thải sinh hoạt phát sinh bình
quân 76.183.000 tấn/năm. Dự báo đến năm 2025 lượng CTR sinh hoạt tăng là
97.217.020 tấn/năm. Tỷ lệ thu gom, xử lý CTR mới đạt 87% còn lại 13% tương
đương với hơn 20 tấn/ngày chưa được thu gom, xử lý.
2. Công tác quản lý CTR sinh hoạt: Vấn đề thu gom, vận chuyển công cụ,
phương tiện, nhân lực, phương thức thu gom còn hạn chế về số lượng, chưa đáp
ứng với khối lượng CTR ngày càng tăng, dẫn đến tình trạng CTR tồn đọng tại
các khu tập kết, các điểm tự phát đã gây ô nhiễm môi trường. Hiện nay, việc xử
lý CTR vẫn chôn lấp, đốt là chính một phần nhỏ làm phân vi sinh. Hiện tại, trên
địa bàn huyện các bãi chôn lấp phần lớn chưa đúng quy cách, một số xã chưa có
quy hoạch các bãi chôn lấp CTR nên tại các xã hình thành các bãi rác tự phát với
quy mô, diện tích nhỏ. Các bãi chôn lấp loại này phần lớn tận dụng các vùng
trũng, ao, hồ, không thực hiện phân loại chất thải, không lót đáy, không có hệ
thống thu gom nước rỉ rác, không xây dựng tường bao ngăn cách. Do vậy cần có
biện pháp thu gom, xử lý hiệu quả bảo đảm vệ sinh môi trường, tái sử dụng CTR
sinh hoạt hiệu quả tránh lãng phí nguồn tài nguyên.