
Nghiên cứu chế tạo vật liệu pha tạp Mn
1-x
M
x
O
1+y
.nH
2
O bằng phương pháp điện hoá ứng dụng làm vật
liệu siêu tụ, M = Co, Fe
Luận văn thạc sĩ Lê Thị Thu Hằng
LỜI MỞ ĐẦU
Sự phát triển như vũ bão của tin học và điện tử ngày càng đòi hỏi con
người phải luôn tìm tòi và phát triển các nguồn năng lượng mới để thuận tiện
cho việc sử dụng các công nghệ đó. Trong đó nguồn điện hóa học luôn được
các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu do chúng có hiệu suất biến đổi năng
lượng khá cao so với các phương pháp tích trữ và chuyển hóa năng lượng
khác. Một khía cạnh trong lĩnh vực đó đang thu hút được sự chú ý của các nhà
khoa học trên thế giới là siêu tụ (supercapacitors hay ultracapacitors). Siêu tụ
là một thiết bị tích trữ điện tích có mật độ tích trữ lớn và thời gian sống dài
hơn so với pin, mặt khác nó lại có mật độ năng lượng cao hơn rất nhiều so với
tụ điện thông thường. Dựa trên cơ chế hoạt động của nó, ta có thể chia siêu tụ
ra thành hai loại: (i) Lớp kép (double-layer capacitors) là tụ điện hoạt động
dựa trên sự tích điện điện tích không-Faraday (non-Faraday) ở bề mặt phân
chia giữa điện cực và dung dịch điện ly; (ii) Giả tụ điện (pseudocapacitors), là
tụ điện hoạt động dựa trên phản ứng Faraday (có sự chuyển điện tích qua bề
mặt điện cực) của chất hoạt động điện cực. Và trong những năm gần đây, một
thuật ngữ mới được dùng để gọi chung cho hai loại siêu tụ đó là “tụ điện điện
hoá” hay gọi tắt là tụ điện hoá.
Cho đến thời điểm hiện nay, Rutini oxit là vật liệu rất thích hợp nhất
cho việc chế tạo siêu tụ vì nó có dung lượng riêng lớn (C> 700 Fg
-1
) và cửa
sổ điện thế rộng (khoảng 1,4 V). Tuy nhiên, Rutini quá đắt và độc, và đòi hỏi
phải hoạt động trong môi trường axit mạnh. Vì vậy, một yêu cầu cấp thiết
được đặt ra hiện nay là phải tìm ra một vật liệu thay thế vừa rẻ hơn, an toàn
hơn và thân thiện với môi trường hơn. Mangan đioxit là một vật liệu được
ứng dụng rất nhiều trong nguồn điện, với một số ưu điểm như: có nguồn
nguyên liệu rẻ, phong phú, cách chế tạo đơn giản và có thể dễ dàng điều chế