2
này vẫn chưa được đánh giá cao, chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý tại Trụ sở chnh
của Ngân hàng VietinBank trong những năm qua vẫn còn nhiều hạn chế. Dưới áp lực
cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay nếu không có những giải pháp hiệu quả
trong công tác nâng cao chất lượng và giữ chân nhân tài thì Ngân hàng VietinBank
sẽ mất đi những lợi thế cạnh tranh mà phải trải qua quá trình phát triển lâu dài mới
xây dựng được.
Xuất phát từ những yêu cầu cấp thiết và thực tiễn trên, tác giả lựa chọn đề tài:
“Phân tích và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý
tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên
ngành Quản trị kinh doanh.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trong xã hội hiện đại, nguồn nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất đối với sự
phát triển của bất kỳ quốc gia nào, dân tộc nào, bởi phải có những con người có đủ
khả năng, đủ trình độ mới khai thác tốt các nguồn nhân lực khác. Chnh vì thế, nhiều
nước trên thế giới đã có những Chnh sách phát triển, nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực đặc biệt là chất lượng cán bộ quản lý. Bởi nguồn nhân lực quản lý là vấn đề
then chốt, luôn đứng ở vị tr trung tâm của doanh nghiệp, là một trong những nhân tố
quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp trên thương trường. Hoạt
động lao động của cán bộ quản lý luôn giữ vai trò chiến lược, quyết định thành quả
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Trên thế giới, các nhà nghiên cứu đã quan tâm nghiên cứu tới vai trò của các
nhà quản lý các cấp trong sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, tập đoàn và việc
thu hút nhân tài là một yếu tố quan tâm hàng đầu.
Khoảng 10 năm trước, các chuyên gia tư vấn của hãng Mc Kinsey & company
đã công bố kết quả của một nghiên cứu dưới tên gọi là: Cuộc chiến giành nhân tài
(The war for talent). Điều đó cho thấy nhiều người, họ nhận thức ra một điều rằng,
trong sự cạnh tranh ngày một gay gắt của thương trường, nhân tài chnh là một tài sản
quý giá của doanh nghiệp.
-
Tones lang Lasele (2003) nhấn mạnh tới việc những chiến dịch quảng cáo tốn
kém và khá ấn tượng để thu hút nhân sự cho công ty;
-
Knight Fank (2007) kết hợp chặt chẽ giữa trọng thị, trọng dụng và trọng đãi nhân
tài, ba khâu này có liên quan chặt chẽ với nhau nhưng không thể bỏ qua được khâu nào;
-
Kokomi (người Nhật, 2004) đã chỉ ra hiệu quả của chế độ gắn bó cả đời với lao
động tại Nhật, người quản lý trong công ty thường là những người gắn bó lâu dài và
được cân nhắc, thăng tiến trong quá trình làm việc;