Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật
Đỗ Tấn Thịnh 7 Khóa 2016B
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận văn
Việt Nam hiện đang là một nước phát triển mạnh về kinh tế đặc biệt là trong
ngành dệt may. Mặc dù không có thể mạnh về nguyên liệu thô, tuy nhiên, do lợi thế
về năng lực lao động, trình độ chuyên môn,… Ngành dệt may của Việt Nam luôn
được xem là một trong các ngành mũi nhọn của cả nước. Theo đà phát triển đó, từ
kéo sợi cho đến thời trang, ngành dệt may luôn tìm kiếm và phát triển những mặt
hàng mới, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Một trong số đó, vải len luôn là đề tài
mới mẻ và hấp dẫn khi được nói đến.
Khí hậu Việt Nam không phù hợp để chăn nuôi cừu, nguồn nguyên liệu chính
của vải len. Nhưng điều đó không khiến cho ngành dệt – nhuộm – may vải len
không phát triển. Ngược lại, các sản phẩm từ len luôn được xem là một sản phẩm có
giá trị cao, không chỉ xuất khẩu đi nước ngoài, nguồn tiêu thụ trong nước cũng đang
dần phát triển và được nhiều người chào đón.
Công ty cổ phần Dệt May Liên Phương là một trong những công ty tiên phong
trong việc nghiên cứu và tạo ra các sản phẩm vải len lông cừu 100% của cả nước.
Cùng với lợi thế cạnh tranh lớn, nguồn lực tài chính vững mạnh, các sản phẩm của
công ty hiện đang được xuất khẩu sang các thị trường khó tính nhất của thế giới
như: Nhật Bản, khối EU,… Mặc dù phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong kỹ
thuật, chất lượng vải len của công ty không ngừng đi lên và dần hoàn thiện, trở
thành một mặt hàng mang lại giá trị gia tăng lớn, góp phần hoàn thiện ngành dệt
may của cả nước. Vì vậy học viên chọn đề tài “Khảo sát ảnh hưởng của một số
thông số công nghệ trong quá trình xử lý nhiệt định hình đến sự thay đổi ánh màu
của vải len tại Công ty Cổ Phần Dệt May Liên Phương”.
Đề tài này cũng là một phần nằm trong chiến lược phát triển của công ty,
nhằm tìm ra giải pháp khắc phục hiện tượng thay đổi ánh màu trong khâu xử lý
hoàn tất. Đề tài sẽ khảo sát một số thông số ảnh hưởng đến ánh màu nhằm đưa ra