1
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Đề tài: Nghiên cứu ảnh hưởng của các thông số công nghệ trong quá trình tái
chế đồng từ bùn thải nhà máy sản xuất bản mạch in (PCB) bằng phương pháp chiết
tách dung môi điện phân.
Tác giả luận văn: Trần Thị Tám – CB130749 Khóa: 2013B
Người hướng dẫn:
Người hướng dẫn 1: PGS.TS Mai Thanh Tùng
Người hướng dẫn 2: PGS.TS. Huỳnh Đăng Chính
Nội dung tóm tắt:
a) Lý do chọn đề tài:
Hiện nay, vấn đề ô nhiễm đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của toàn nhân
loại. Đặc biệt số lượng các kim loại nặng phân tán trong môi trường ngày càng gia
tăng. Cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật và công nghệ dẫn đến
sự ra đời hàng loạt các thiết bị điện, điện tử kéo theo sự phát triển nhanh chóng của
các nhà máy sản xuất bản mạch in PCB. Bản mạch là một bộ phận thiết yếu trong thiết
bị điện, điện tử có chứa lượng lớn kim loại có giá trị .Qúa trình sản xuất mạch in tạo ra
một lượng chất thải khổng lồ xả ra môi trường. Rác thải điện tử chứa rất nhiều kim
loại nặng hoặc những hợp chất độc hại với con người và môi trường sống như làm ô
nhiễm không khí, nguồn nước… Nếu xử lý bằng phương pháp chôn lấp thì vừa tốn
diện tích mặt bằng vừa gây ô nhiễm đất, nước, còn xử lý bằng phương pháp thiêu hủy
thì vừa tốn nhiên liệu vừa gây ô nhiễm không khí. Chính vì thế yêu cầu xử lý nguồn
thải trên cho các nhà sản xuất PCB đã trở thành vấn đề cấp bách.
Như chúng ta đã biết đồng là nguyên liệu quan trọng của công nghiệp. Xét về
khối lượng tiêu thụ, đồng xếp hạng thứ 3 trong các kim loại, chỉ sau thép và nhôm.
Theo mức độ công nghiệp hóa đất nước, nhu cầu sử dụng đồng của nước ta sẽ ngày
càng tăng. Năm 2005 nhu cầu trong nước là 15.000 tấn/năm và đến năm 2020 nhu cầu
sẽ tăng lên 35.000- 40.000 tấn/năm.
Hơn nữa đồng là kim loại chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng số kim loại có trong
bùn thải bản mạch PCB và ứng dụng nhiều trong đời sống. Do vậy, việc thu hồi đồng