
Nghiªn cøu sù h×nh thµnh vµ tÝnh chÊt mµng thô ®éng t¹o thµnh tõ dung dÞch Cr(III)
Hµ m¹nh chiÕn LuËn v¨n cao häc
Më ®Çu
Thụ động hóa bề mặt kẽm là công nghệ được ứng dụng rộng rãi trong sản
xuất công nghiệp nhằm tăng khả năng chống ăn mòn và nâng cao tính trang trí
của các sản phẩm mạ kẽm. Riêng ở Việt nam, ước tính có hàng tỷ chi tiết mạ
kẽm thụ động hóa mỗi tháng từ các chi tiết xe máy, ống nước, đồ cơ khí, thép
kết cấu mạ kẽm… Trong thời gian 5 năm trở lại đây, một trong những vấn đề
được quan tâm nghiên cứu là thụ động hóa không sử dụng Cr(VI) do khả năng
gây ung thư cao của hợp chất này. Một trong những giải pháp đang được nghiên
cứu và bước đầu được đưa vào ứng dụng sản xuất, đặc biệt ở Châu Âu, Mỹ và
Nhật là thụ động bằng dung dịch chứa Cr(III). So với thụ động Cr(VI), màng
thụ động từ dung dịch Cr(III) cho những đặc trưng khác biệt về quá trình tạo
màng, cấu trúc màng, và khả năng chống ăn mòn của màng phủ. Những đặc
trưng này lại liên hệ chặt chẽ với điều kiện công nghệ như thành phần dung
dịch, độ pH và xử lý sau thụ động. Vì vậy nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố
này đến cơ chế hình thành màng và cấu trúc màng cho thông tin quan trọng đối
với việc xử lý dung dịch và điều kiện công nghệ.
Mục tiêu của luận văn này là nghiên cứu sự ảnh hưởng của các thông số pH
và thời gian tới khả năng tạo màng, cấu trúc, tính chất và khả năng bảo vệ chống
ăn mòn của lớp màng cromít được nghiên cứu qua việc sử dụng các phương
pháp điện hóa (phân cực, phổ tổng trở, phương pháp thế tĩnh), hiển vi đện tử
quét- phổ tán xạ năng lượng (SEM- EDS), Nhiễu xạ tia X (XRD), thử mù muối.
Các kết quả nghiên cứu đồng thời được so sánh với màng dung dịch thụ động
Cr(III) hệ oxalat trên thị trường và dung dịch cromat hóa. Từ các kết quả thu
được sẽ làm sáng tỏ cơ chế tạo màng và đồng thời cho phép tối ưu hóa các
thông số công nghệ nhằm tạo ra màng thụ động từ dung dịch Cr(III) có khả
năng chống ăn mòn cao nhất
.