
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI – LUẬN VĂN THẠC SỸ
còn nữa, họ cũng không thể dùng vũ khí, sức mạnh quân sự để cướp đoạt tài nguyên như
trước nữa. Để khôi phục nền kinh tế bị tàn phá sau chiến tranh, đồng thời vẫn xác lập vị
thế đối với các quốc gia mới thoát khỏi ách nô lệ, họ buộc phải công nhận nền kinh tế
cạnh tranh tự do trên toàn cầu, và tìm cách khôi phục lại quan hệ thương mại với các
quốc gia thuộc địa cũ. Về mặt kinh tế, khối các nước tư bản chủ nghĩa và các quốc gia
thuộc địa cũ mới giành độc lập đã hình thành nên một nền kinh tế toàn cầu, hướng theo
xu thế hội nhập và toàn cầu hóa. Chính sự thay đổi này dẫn đến việc lý thuyết chuỗi
cung cấp toàn cầu được nghiên cứu một cách có bài bản, và được áp dụng triệt để, dù
đó là nước phát triển hay nước lạc hậu, việc áp dụng lý thuyết chuỗi cung ứng đều đem
lại những lợi ích đáng kể.
Như những đề cập phía trên, lý thuyết chuỗi cung ứng mới chỉ thực sự được nghiên cứu
một cách có bài bản từ sau thế chiến hai, khoảng thời gian tính đến hiện nay cũng chưa
đến một thế kỷ. Tuy nhiên, sự tồn tại của chuỗi cung ứng thì đã có từ hàng nghìn năm
trước. Thời đại công xã nguyên thủy (khoảng hơn 4000 năm trở về trước), con người
hoàn toàn sống dựa vào tự nhiên, cuộc sống chỉ xoay quanh săn bắt, hái lượm, di cư…
Thời đại này kết thúc khi mà con người biết tự trồng trọt, tự sản xuất ra sản phẩm nông
nghiệp, và xã hội loài người bắt đầu có tích lũy tài sản dư thừa. Ngay sau thời kỳ công
xã nguyên thủy, là thời kỳ cổ đại. Các nền văn minh cổ đại ở khắp mọi nơi trên thế giới
đều có sự phân chia đẳng cấp xã hội, và kèm với nó là sự chuyên môn hóa trong sản
xuất. Có thể kể đến các nền văn minh cổ đại như: Nền văn minh La Mã - Hy Lạp ở nam
Âu, nền văn minh Lưỡng Hà ở trung cận đông, hoặc nền văn minh Trung Hoa cổ đại,
Ấn Độ cổ đại. Xa hơn nữa là các nền văn minh châu Mỹ như: Aztect, Maya ở Trung
Mỹ, Inca ở Nam Mỹ. Các nền văn minh này đều tạo ra được những sản phẩm có tính
quy mô, phức tạp, và chắc chắn phải có sự phân công sâu sắc trong lao động. Điển hình
là các công trình kiến trúc đồ sộ, để xây dựng nên chúng, bắt buộc phải có sự huy động
và quản lý một lực lượng lao động khổng lồ, lên đến hàng vạn nhân lực. Lực lượng lao
động này được phân chia ra theo nhiều dạng lao động khác nhau, có thể kể đến như:
khai thác đá, chế biến đá, khai thác gỗ, chế tạo các thiết bị kỹ thuật để hỗ trợ quá trình
thi công… Và các nhóm lao động này phải kết hợp với nhau một cách có chủ đích nhằm
tạo ra sản phẩm cuối cùng là công trình kiến trúc.
Ngay từ thời cổ đại cách đây hàng nghìn năm, chuỗi cung ứng đã hình thành và vận