
Quản trị kinh doanh Trần Cao Cường
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THÔNG PHỐI
TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 KHÁI NIỆM, VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG PHÂN PHỐI
1.1.1 Định nghĩa, vai trò, chức năng về phân phối
1.1.1.1 Định nghĩa
Phân phối trong hoạt động kinh doanh là một khái niệm nhằm định hướng và
thực hiện việc chuyển giao quyền sở hữu giữa người bán và người mua, đồng thời
thực hiện việc tổ chức, điều hòa, phối hợp các tổ chức trung gian khác nhau bảo
đảm cho hàng hóa tiếp cận và khai thác tối đa các loại nhu cầu của thị trường.
Phân phối cũng được hiểu là toàn bộ các công việc để đưa một sản phẩm, dịch
vụ từ nơi sản xuất đến tận tay người tiêu dùng có nhu cầu, đảm bảo về chất lượng,
thời gian, số lượng, chủng loại, kiểu dáng, màu sắc… mà người tiêu dùng mong
muốn.
1.1.1.2 Vai trò:
Họat động phân phối là công cụ quan trọng nối liền giữa sản xuất và tiêu dùng
tạo sự ăn khớp giữa cung và cầu. Theo đó phân phối chính là hoạt động sáng tạo ra
dịch vụ xã hội.
- Phân phối một cách có hiệu quả làm giảm bớt mối giao dịch và thực hiện
những tiết kiệm nhiều tầng cho xã hội.
- Thực hiện đồng bộ mẫu mã hàng hóa, khắc phục sự hạn chế, kỹ thuật và tài
chính của nhà sản xuất riêng lẻ.
- Làm thỏa mãn tốt hơn những yêu cầu của người tiêu dùng do những đòi hỏi
ngày càng cao, tỉ mỉ và chính xác những yêu cầu dịch vụ tiêu dùng hàng hóa theo
xu hướng cá nhân hóa thị trường.
* Chính sách phân phối sản phẩm của doanh nghiệp giữ vai trò quan trọng, là
chìa khóa thiết lập marketing chiến lược và marketing hỗn hợp tạo nên sự nhất
quán, đồng bộ và hiệu quả giữa chính sách sản phẩm, chính sách giá, chính sách
khuyến mại... Vì vậy, lựa chọn kênh phân phối sản phẩm là một nội dung cơ bản và