c. Phương pháp nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu là xây dựng mô hình động hóa cơ cấu sử dụng
động cơ tuyến tính. Qua đó xây dựng được các phương trình chuyển động để
thấy được sự ảnh hưởng của chuyển động đến rung động của cơ hệ. Đồng
thời phần tích và xây dựng cơ cấu làm giảm thiểu rung động của cơ hệ trong
đó có sử dụng cơ cấu bù lực. Và chỉ ra được tác dụng của việc sử dụng cơ
cấu bù lực đối với việc giảm rung bằng các phương pháp mô phỏng trên các
phần mềm như Matlab.
d. Kết luận
Luận văn này cũng giới thiệu cơ cấu RFC bán chủ động với thành
phần cản có thể điều chỉnh. Thứ nhất, cơ cấu RFC bán chủ động có thể điều
chỉnh giảm chấn bằng cách thay đổi tải điện trở với cuộn dây bổ sung và
không yêu cầu bất kỳ bộ khuếch đại và trục điều khiển nào giống như cơ cấu
RFC bán chủ động. Hơn nữa, mô hình toán học của cuộn dây bán chủ động
ba pha được đề xuất để đạt được mối quan hệ giữa hệ số giảm chấn với giá
trị của tải điện trở. Tiếp theo, một cơ cấu RFC bán chủ động khác với bộ
chuyển bật-tắt ON/OFF được đề xuất để điều chỉnh hệ số cản của hệ thống
cho linh hoạt hơn. Hiệu quả của cơ cấu RFC bán chủ động được đề xuất và
được minh chứng hiệu quả bằng các kết quả mô phỏng.
Trong nghiên cứu tương lai về cơ cấu RFC chủ động, tác giả sẽ cố
gắng nghiên cứu điều khiển nâng cao dựa trên tần số phân tích chuyển động,
được áp dụng trên cuộn dây chủ động để cải thiện hiệu suất của cuộn dây
cho chuyển động đặc biệt.
Hơn nữa, cơ cấu RFC bán chủ động với điều khiển bật-tắt ON/OFF
được đề xuất sử dụng rơ le để thay đổi hệ số cản của hệ thống cho linh hoạt
hơn. Ngoài ra, một số mạch phải được thiết kế để ngăn rơle phát tia lửa khi
ngắt kết nối. Trong thời gian tới, một số phần tử đóng cắt điện như MOSFET,
JFET sẽ được xem xét thay thế rơ le để tăng tần suất điều khiển bật-tắt
ON/OFF.