2
b. Mục đích nghiên cứu của luận văn
- Mục đích của đồ án là nghiên cứu sâu hơn về quá trình ăn mòn trong môi trường có
sự hiện diện đồng thời cả CO
2
và H
2
S, đồng thời khái quát hóa mối nguy cơ ăn mòn
do hai tác nhân này tại các đường ống dẫn dầu và khí của Việt Nam.
- Đưa ra cơ chế ăn mòn do đồng thời cả CO
2
và H
2
S tại các điều kiện thử nghiệm
đường ống dẫn dầu và khí ở Việt Nam
c. Nội dung kết quả đạt được
- Nghiên cứu quá trình ăn mòn của thép trong môi trường có CO
2
ở các pH, nhiệt độ
khác nhau
- Nghiên cứu quá trình ăn mòn của thép trong môi trường có H
2
S ở các pH, nhiệt độ
khác nhau
- Nghiên cứu quá trình ăn mòn của thép trong môi trường có đồng thời cả CO
2
và H
2
S
ở các pH, nhiệt độ khác nhau
- Nghiên cứu các đặc tính bề mặt của lớp sản phẩm ăn mòn
- Đưa ra cơ chế ăn mòn do đồng thời cả CO
2
và H
2
S tại các điều kiện thử nghiệm
đường ống dẫn dầu và khí ở Việt Nam
- Khái quát hóa mối nguy cơ ăn mòn do hai tác nhân CO
2
và H
2
S tại các điều kiện
đường ống dẫn dầu và khí của Việt Nam.
d. Phương pháp nghiên cứu
- Đánh giá tốc độ ăn mòn bằng phương pháp tổn hao khối lượng
- Đánh giá tốc độ ăn mòn bằng phương pháp điện hóa
- Phương pháp hóa lý kiểm tra cấu trúc bề mặt (Soi kim tương, SEM&EDX)
- Phương pháp phân tích khác: đo pH, đo độ dẫn điện của dung dịch…
e. Kết luận của đề tài
- Nhìn chung, tốc độ ăn mòn tại điều kiện 2800ppm H
2
S, 30% CO
2
cao hơn rất nhiều
so với tốc độ ăn mòn ở điều kiện nhiệt độ tương đương nhưng hàm lượng H
2
S và
CO
2
thấp tại các nghiên cứu trước. Luận văn cũng chỉ ra rằng trong điều kiện nghiên
cứu, tại các vị trí đọng nước, tích tụ hơi ẩm nguy cơ gây ăn mòn cục bộ cao.