Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
4
♦ Phân loại theo chủ thể thực hiện dịch vụ: chia làm 3 loại chủ thể nhà nƣớc,
chủ thể là các tổ chức xã hội, chủ thể là các đơn vị kinh doanh.
Chủ thể nhà nƣớc thực hiện các dịch vụ công cộng nhƣ: trƣờng học, bệnh viện,
cơ quan hành chính, bƣu điện ...
Chủ thể là các tổ chức xã hội cung cấp các dịch vụ của tổ chức xã hội nhƣ hoạt
động vì cộng đồng, hoạt động từ thiện.
Chủ thể là các đơn vị kinh doanh cung cấp các dịch vụ ngân hàng, nhà hàng,
khách sạn, bất động sàn ...
♦ Phân loại theo nội dung (lĩnh vực, chức năng): Với tiêu chí này dịch vụ bao
gồm nhiều loại, ví dụ nhƣ:
Tiếp đón khách nhƣ khu vui chơi giải trí, khách sạn, nhà hàng ...
Thông tin liên lạc nhƣ bƣu điện, hàng không, đƣờng sắt, đƣờng thủy, viễn
thông...
Dịch vụ phục vụ công cộng nhƣ xe buýt, dọn vệ sinh, quản lý và xử lý chất thải,
cung cấp nƣớc, cung cấp năng lƣợng ...
♦ Phân loại theo mục đích
Dựa vào mục đích tổ chức cung cấp, dịch vụ có hai loại: dịch vụ lợi nhuận và
dịch vụ phi lợi nhuận.
♦ Phân loại theo mức độ chuẩn hóa: Với tiêu chí này, dịch vụ đƣợc chia làm
hai loại: dịch vụ đƣợc chuẩn hóa và dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng.
1.1.2. Khái niệm về chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ
1.1.2.1 Khái niệm chất lượng sản phẩm, dịch vụ
Trong nền kinh tế thị trƣờng, có hàng trăm định nghĩa về chất lƣợng đƣợc đƣa
ra bởi các tác giả khác nhau. Những khái niệm chất lƣợng này gắn bó chặt chẽ với các
yếu tố cơ bản của thị trƣờng nhƣ nhu cầu, cạnh tranh, giá cả… Có thể xếp chúng trong
một nhóm chung là “quan niệm chất lƣợng hƣớng theo thị trƣờng”. Theo Deming:
“Chất lƣợng là mức độ dự đoán trƣớc về tính đồng đều và có thể tin cậy đƣợc, tại mức
chi phí thấp và đƣợc thị trƣờng chấp nhận”; Philip B. Crosby trong quyển “Chất lƣợng
là thứ cho không” đã diễn tả: “Chất lƣợng là sự phù hợp với yêu cầu”.
Chúng ta thƣờng nghe nói tới từ “chất lƣợng cao”. Thực ra bất kỳ ai cũng đều
mong muốn sản phẩm mà họ sử dụng có chất lƣợng cao, cho nên chất lƣợng cao hay
thấp tùy thuộc vào điều kiện sống, vào phong tục tập quán của từng địa phƣơng, thay
đổi theo từng thời gian. Mọi ngƣời trên thế giới đều nói đến chất lƣợng, nhƣng đó là
cái chúng ta nghe thấy nhƣng không nhìn thấy. Tùy theo đối tƣợng sử dụng, từ "chất
lƣợng" có ý nghĩa khác nhau. Ngƣời sản xuất coi chất lƣợng là điều họ phải làm để