Luận văn Thạc sĩ khoa học
Đào Thị Chinh Thùy Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội
10 Phần mở đầu
PHẦN MỞ ĐẦU
Ngày nay, nhu cầu về sản phẩm dệt kim ngày càng lớn. Tính tới năm 2006, mỗi
năm, trên 17 tỷ tấn sản phẩm dệt kim được sản xuất, chiếm khoảng một phần ba tổng
sản phẩm may mặc trên toàn thế giới. Chủng loại sản phẩm dệt kim khá đa dạng, gồm:
quần áo mặc ngoài, quần áo mặc lót, quần áo thể thao, khăn, mũ, găng tay, tất, v.v..
Vải và sản phẩm dệt kim thể hiện nhiều ưu điểm so với các loại vật liệu dệt khác.
Trong đó, nổi bật hơn cả là tính co giãn, đàn hồi, xốp, mềm và thoáng khí. Tuy nhiên,
bên cạnh những ưu điểm, vải và sản phẩm dệt kim còn tồn tại nhược điểm lớn là không
ổn định về kích thước. Nhiều sản phẩm bị thay đổi kích thước và biến dạng chỉ sau một
thời gian sử dụng ngắn.
Ở Việt Nam, các sản phẩm dệt kim đóng góp tỷ trọng đáng kể trong tổng sản
lượng hàng dệt may cả nước, đáp ứng nhu cầu nội địa cũng như nhu cầu xuất khẩu
ngày càng cao. Sản phẩm dệt kim trong lĩnh vực may mặc chủ yếu là các mặt hàng cắt
may từ vải dệ
t kim đan ngang, việc làm chủ công nghệ sản xuất mặt hàng nhằm tạo ra
sản phẩm chất lượng cao và ít bị biến dạng, đặc biệt là công nghệ dệt còn gặp nhiều
khó khăn.
Đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của các thông số công nghệ dệt tới độ ổn định
kích thước vải dệt kim đan ngang” được tiến hành nhằm khảo sát ảnh hưởng của các
thông số
công nghệ tới độ ổn định kích thước vải đan ngang với mong muốn đóng góp
cơ sở lý thuyết, giúp làm chủ tốt hơn quá trình thiết kế công nghệ dệt vải đan ngang
trong nước, góp phần tạo sản phẩm dệt kim đan ngang chất lượng cao.
Những nội dung chính trong Luận văn bao gồm:
Chương I: Tổng quan
Chương này sẽ giới thiệu sơ lược về vải và sả
n phẩm dệt kim cũng như tổng quan
tình hình nghiên cứu về sự ổn định kích thước của vải đan ngang. Những nghiên cứu
tổng quan có đề cập đến nguyên nhân khiến vải không ổn định, giới thiệu các chỉ số