
giúp người GVDN hoàn thành nhiệm vụ dạy học và giáo dục nghề nghiệp cho học sinh.
2. NLDH trong dạy nghề là thành tố chính của năng lực SPKT. NLDH của GVDTH
là một tập hợp các nhóm năng lực với các năng lực, kỹ năng thành phần. NLDH giúp
GVDTH chuẩn bị bài giảng, thực hiện bài giảng và đánh giá kết quả học tập của học sinh
trong dạy tích hợp với các kỹ năng có tính đặc thù mà các loại giáo viên khác không có
như: Phân tích công việc; Thiết kế phiếu hướng dẫn thực hành và rèn luyện kỹ năng;
phối hợp các phương pháp dạy thực hành và lý thuyết; lựa chọn các thao tác mẫu; làm
mẫu các thao tác; phân tích, làm mẫu các thao tác khó; kết hợp lý thuyết với thực hành...
NLDH của GVDTH ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành kỹ năng, kỹ xảo nghề
nghiệp của học sinh.
Chương 2 : Khảo sát thực tế đội ngũ GV dạy tích hợp tại trường cho thấy:
1. Giáo viên dạy tích hợp đang tiềm ẩn nguy cơ hẫng hụt về số lượng, trình độ, kỹ
năng thực tế, đặc biệt ở một số lĩnh vực như kỹ thuật – công nghệ mới, công nghệ mũi
nhọn và tiếp cận công nghệ dạy học tiên tiến, nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học.
2. Đội ngũ GV dạy nghề là yếu tố có tính quyết định trong việc thực hiện các mục
tiêu phát triển của dạy nghề. Để đáp ứng yêu cầu phát triển dạy nghề trong giai đoạn mới,
đội ngũ GV dạy nghề của nhà trường cần phải được đào tạo và bồi dưỡng, đủ về số lượng,
đảm bảo chất lượng, cơ cấu ngành nghề. Đây là nhiệm vụ quan trọng của trường CĐNCN
Thanh Hóa.
Chương 3 Trên cơ sở lý luận và thực tiễn dựa trên 3 nguyên tắc: kế thừa,đồng bộ và khả
thi. Tác giả đưa ra 5 nhóm giải pháp tập trung vào 12 giải pháp cụ thể.
Trong các giải pháp đề xuất, giải pháp 2 là: “nhóm giải pháp về đào tạo bồi
dưỡng nâng cao năng lực dạy học ” là giải pháp then chốt vì xây dựng đội ngũ giáo
viên giảng dạy tốt sẽ là căn cứ để tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp, là căn cứ để
kiểm tra đối chiếu, điều chỉnh khi cần thiết nhằm thực hiện có hiệu quả và chất lượng
công tác nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực của xã hội.