2
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là dịch vụ phân tích thí nghiệm tại Phòng
Nghiên cứu chất lưu vỉa.
- Phạm vi nghiên cứu là tập trung phân tích thực trạng hiện nay, từ đó đề xuất các
giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ phân tích thí nghiệm tại Phòng Nghiên cứu chất
lưu vỉa trong thời gian tới.
c) Tóm tắt nội dung chính và đóng góp mới của tác giả:
Để thực hiện được mục đích của Luận văn, ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu
tham khảo; phần nội dung chính của Luận văn được chia thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về chất lượng và quản lý chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
Những lý thuyết này sẽ là nền tảng để tác giả sử dụng trong phân tích chất lượng dịch vụ
phân tích thí nghiệm tại Phòng Nghiên cứu chất lưu vỉa ở chương 2.
Chương 2: Thực trạng chất lượng dịch vụ phân tích thí nghiệm tại phòng Nghiên cứu
chất lưu vỉa . Sau khi giới thiệu về Viện NCKH & TK và Phòng Nghiên cứu chất lưu vỉa,
tác giả giành phần lớn thời gian để phân tích thực trạng chất lượng dịch vụ phân tích thí
nghiệm hiện nay, tổng hợp những ưu nhược điểm của dịch vụ PTTN. Đây là cơ sở của
các giải pháp ở chương 3 của tác giả.
Chương 3: Sau khi trình bày những định hướng của Viện trong thời gian tới, tác giả đã
trình bày 4 giải pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ PTTN tại phòng.
d) Phương pháp nghiên cứu:
Về lý luận: Nghiên cứu tài liệu liên quan đến lý luận về chất lượng và quản lý chất lượng
sản phẩm, dịch vụ.
Về thực tiễn: Phương pháp phỏng vấn ý kiến chuyên gia lâu năm và phương pháp tổng
hợp thống kê để phân tích thực trạng chất lượng dịch vụ phân tích thí nghiệm tại phòng.
e) Kết luận: Một số giải pháp được nêu trong Luận văn sẽ góp phần cải thiện, nâng cao
chất lượng dịch vụ PTTN tại phòng. Tuy nhiên các giải pháp sẽ khó phát huy tác dụng
nếu không có được sự đồng thuận và cam kết mạnh mẽ từ các cấp quản lý cũng như cần
có một sự thay đổi lớn trong tư duy của các nhà quản trị cấp cao, cấp trung.