trình chiết tách đồng trong quá trình tái chế đồng từ bùn thải nhà máy sản xuất
mạch in (PCB)”.
b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Nghiên cứu thông số tối ưu quá trình hòa tách và chiết tách trong quy trình xử lý
thu hồi đồng từ bùn nhà máy sản xuất bản mạch in PCB.
- Tính toán thiết bị thu hồi đồng từ bùn thải nhà máy sản xuất PCB.
c) Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả
Nghiên cứu các thông số tối ưu cho quá trình hòa tách và chiết tách như :
Nồng độ axit, tỷ lệ mẫu rắn/lỏng (R/L), tỷ lệ pha hữu cơ/ pha dung dịch ( O/A), số
bậc chiết tách và thời gian chiết tách. Từ đó tính toán thiết kế hệ thống hòa tách và
chiết tách thu hồi Cu.
d) Phương pháp nghiên cứu.
- Phân tích đặc trưng, cấu trúc, thành phần bằng các phương pháp hóa lý hiện đại
như XRD, SEM, TEM, BET,..
- Khảo sát khả năng hòa tách theo nồng độ axit H2SO4, theo thời gian hòa tách,
theo tỷ lệ R/L.
- Khảo sát hiệu suất thu hồi Cu theo thời gian chiết-tách, bậc chiết- tách, độ Ph
dung dịch chiết và tỷ lệ 2 pha O/A.
e) Kết luận
Từ kết quả nghiên cứu có thể rút ra nhận xét sau:
- Quá trình hòa tách chịu ảnh hưởng bới các thông số nồng độ axit, thời gian, tỷ lệ
rắn lỏng kết quả cho quá trình hòa tách đạt hiệu suất 80,91% với các điều kiện
như sau : Hòa mẫu bằng dung dịch axit H2SO4 1M, với tỷ lệ R :L = 1 : 8, thời
gian là 90 phút.
- Quá trình chiết đồng từ dung dịch hòa tách bằng dung môi LIX 984N chịu ảnh
hưởng bởi các thông số thời gian chiết, số bậc chiết.Chiết bằng dung môi LIX
984 N với thời gian chiết 3 phút, chiết 3 bậc, tỷ lệ O/A = 2/1.
- Quá trình giải chiết đồng từ dung dịch hòa tách bằng dung dịch H
2
SO
4
chịu ảnh
hưởng bởi các thông số thời gian, nồng độ,tỷ lệ A/O.Kết quả quá trình hòa tách