
Khoa kinh tế và Quản lý – ĐHBK Hà Nội 2009 - 2011
Học viên: Trần Anh Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh 1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã chứng minh rằng, thuế ra đời là
một tất yếu khách quan, gắn liền với sự ra đời, tồn tại và phát triển của Nhà nước.
Để duy trì sự tồn tại của mình, Nhà nước cần có những nguồn tài chính để chi tiêu,
trước hết là chi cho việc duy trì và củng cố bộ máy cai trị t
ừ trung ương đến địa
phương thuộc phạm vi lãnh thổ mà Nhà nước đó đang cai quản; chi cho các công
việc thuộc chức năng của Nhà nước như: quốc phòng, an ninh, chi cho xây dựng và
phát triển các cơ sở hạ tầng; chi cho các vấn đề về phúc lợi công cộng, về sự
nghiệp, về xã hội trước mắt và lâu dài.
Để đáp ứng nhu cầu chi tiêu thường xuyên, Nhà nước dùng quyền lực chính
trị buộc dân ph
ải đóng góp một phần thu nhập của mình cho ngân sách Nhà nước.
Hình thức Nhà nước dùng quyền lực chính trị buộc dân đóng góp để đáp ứng nhu
cầu chi tiêu của mình đó chính là thuế.
Ngành thuế Việt Nam luôn có truyền thống hoàn thành nhiệm vụ. Dưới sự
lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, sự quan tâm phối hợp chặt chẽ của các ban ngành,
đoàn thể và sự nỗ lực phấn đấu của các doanh nhân, doanh nghiệp, hệ
thống thuế ở
nước ta đã có nhiều chuyển biến tích cực và đạt nhiều thành tựu quan trọng, đó là:
- Đảm bảo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước để trang trải các khoản chi
thường xuyên, kìm chế lạm phát và có tích lũy ngày một cao hơn.
- Bao quát được tất cả các hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và các thu
nhập phát sinh trong tiến trình phát triển kinh tế; mở rộng và đồng bộ hóa các loại
thị trường, vừa huy động
đúng mức cho Nhà nước, vừa khuyến khích tích tụ vốn tại
doanh nghiệp và dân cư để đầu tư phát triển giải quyết việc làm, thu nhập và góp
phần tăng trưởng kinh tế.
- Phát huy vai trò thuế là công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước đối với nền
kinh tế, khuyến khích đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, thực hiện công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nền kinh tế.