- Động học quay vòng ô tô nhiều cầu;
- Hiện tượng trượt ngang các bánh sau của ô tô tải nhiều cầu;
- Tính toán khảo sát động học quay vòng ô tô tải 3 cầu;
d) Phương pháp nghiên cứu.
- Luận văn áp dụng các phương pháp tính toán động học quay vòng theo lý thuyết
Ackermann để xác định các góc lăn lệch của các bánh xe cụm cầu sau.
- Xây dựng mô hình động học và động lực học quay vòng một vết áp dụng cho xe
tra nạp XDSB. Mô hình cho phép tính toán khảo sát chuyển động của ô tô trong
những điều kiện khác nhau (góc đánh lái, vận tốc).
e) Kết luận.
- Để khảo sát và đánh giá ảnh hưởng của các thông số kết cấu cũng như điều kiện
sử dụng tới độ trượt ngang các bánh xe cầu sau, luận văn đã thiết lập mô hình
động học và mô hình động lực học quay vòng một vết và xây dựng chương trình
giải các hệ phương trình vi phân bằng máy tính.
- Kết quả tính toán bằng các mô hình động học và động lực học đã xác định được
giá trị của các góc lăn lệch các bánh xe cầu sau, quỹ đạo chuyển động của trọng
tâm ô tô trong các điều kiện khác nhau.
- Luận văn đã sử dụng các mô hình trên để khảo sát ảnh hưởng của điều kiện sử
dụng tới độ trượt ngang các bánh xe cầu sau. Các kết quả cho thấy góc lăn lệch
các bánh xe cầu sau gây nên hiện tượng quay vòng thừa và có ảnh hưởng rất lớn
đến quỹ đạo chuyển động của ô tô.
- Các kết quả nghiên cứu của luận văn cũng có thể hữu ích đối với các nhà thiết
kế ô tô chuyên dụng. Dựa trên các tính toán khảo sát trong luận văn, có thể thấy
rõ giảm độ trượt ngang bằng cách thay đổi các thông số kết cấu là giải pháp rất
phức tạp, nhưng hiệu quả lại không cao. Vì vậy, khi thiết kế xe chuyên dụng hoạt
động trong điều kiện trên thì nên xem xét giảm tải trọng so với xe cơ sở nhằm
hạn chế tối đa độ mòn lốp do trượt ngang.
- Hiện tượng trượt ngang mới chỉ được nghiên cứu bằng các mô hình đơn giản
một vết, chưa xét đến mối quan hệ giữa độ trượt với lực ngang tại các bánh xe.
Hơn nữa, do một số thông số của mô hình động lực học (mô men quán tính theo