theo đường may đối với vải Single, vải Rib, vải Interlock trước và sau khi xử lý
giặt và kéo căng.
c. Tóm tắt nội dung chính của luận văn:
Nội dung chính của luận văn bao gồm:
Chương 1: Nghiên cứu tổng quan gồm 3 phần:
Phần thứ nhất giới thiệu tổng quan về vải dệt kim, khái niêm và một số cấu trúc,
tính chất lý- hóa đặc trưng của vải dệt kim.
Phần thứ hai giới thiệu tổng quan về hiện tượng thủng vải dọc đường may.
Phần thứ ba giới thiệu tổng quan các công trình nghiên cứu về hiện tượng thủng vải
dọc đường may.
Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu: Bao gồm, đối tượng nghiên cứu,
mục tiêu nghiên cứu, nội dung và phương pháp nghiên cứu. Để thực hiện được
mục tiêu của đề tài này, luận văn tiến hành nghiên cứu thực nghiệm ba nội dung cụ
thể sau: Một là xác định mật độ vải dệt kim theo TCVN 5794:1994. Hai là xác định
chiều dài vòng sợi của vải dệt kim theo TCVN 5799:1994. Ba là tìm ảnh hưởng
của việc thay đổi các yếu tố của mật độ vải, số kim, số lớp vải, tốc độ may đến lỗi
thủng của vải Single, vải Rib, vải Interlock theo đường may.
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và bàn luận. Các kết quả luận văn được trình bày và
giải thích trên cơ sở khoa học, đồng thời đã xác định được ảnh hưởng của mật độ
vải và điều kiện công nghệ may đến lỗi thủng vải dệt kim theo đường may.
d. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng ba phương pháp nghiên cứu. Thứ nhất là phương pháp nghiên cứu
tổng quan. Thứ hai là phương pháp nghiên cứu thực nghiệm. Thứ ba là phương
pháp xử lý số liệu.
e. Kết luận:
Luận văn sau khi hoàn thành đã đạt yêu cầu mà mục đích nghiên cứu đề ra, đưa ra
được mức độ ảnh hưởng của mật độ vải và điều kiện công nghệ may đến lỗi thủng
vải dệt kim theo đường may: Khi tăng mật độ vải, số kim, số lớp vải, tốc độ may
thì số lỗi vải dệt kim có xu hướng tăng dần và mức độ lỗi thủng vải còn tùy thuộc
vào loại nguyên liệu, chỉ may, mật độ mũi may và điều kiên môi trường.