hệ số tương quan mật độ và khối lượng g/m
2
vải là các thông số công nghệ dệt quan trọng
có ảnh hưởng lớn tới sự ổn định kích thước vải. Tuy nhiên, trong khuôn khổ các đối
tượng nghiên cứu của Luận văn, khi thay đổi mô đun vòng sợi, hai thông số còn lại cũng
thay đổi theo một quy luật nhất định. Vì vậy, quá trình khảo sát tập trung vào sự ảnh
hưởng của mô đun vòng sợi tới độ ổn định kích thước vải.
Tiế
n hành nghiên cứu thực nghiệm trên hai loại vải Single và Rib 1x1 dệt từ sợi
bông chi số Ne30 và Ne36 với các mức mô đun vòng sợi khác nhau. Các mẫu vải được
giặt và làm khô mười chu trình theo chế độ nhất định, xác định sự thay đổi kích thước vải,
các chỉ số phi kích thước vải, chiều dài vòng sợi và độ dày vải sau các chu trình giặt và
làm khô.
Kết quả đã chỉ ra rằng giá trị mô đun vòng sợi có ảnh hưởng lớn tớ
i xu hướng hồi
phục vải sau quá trình gia công. Cụ thể, theo kết quả khảo sát trong Luận văn này, với vải
Single dệt từ sợi bông chi số Ne30 hoặc Ne36, các lô vải có mô đun vòng sợi 18, 19 vào
20 có xu hướng co ngang, giãn dọc, tăng độ dày; các lô vải có mô đun vòng sợi là 21, 22,
23 và 24 có xu hướng co ngang, co dọc và tăng độ dày. Với vải Rib1x1 dệt từ sợi bông
chi số Ne30 hoặc Ne36, tất cả các lô vải có các mức mô đun vòng sợi khác nhau đều co
ngang, co dọc và t
ăng mạnh về độ dày. Giá trị mô đun vòng sợi cũng có ảnh hưởng rõ rệt
tới sự ổn định kích thước vải đan ngang trong quá trình sử dụng. Cụ thể, theo kết quả
khảo sát trong Luận văn này, mức mô đun vòng sợi hợp lý của vải Single dệt từ sợi bông
chi số Ne30 hoặc Ne36 là 20; của vải Rib 1x1 dệt từ sợi bông chi số Ne30 là 19, của vải
Rib 1x1 dệt từ s
ợi bông chi số Ne36 là 18.
e) Kết luận:
Kết quả nghiên cứu của Luận văn đóng góp cơ sở lý thuyết, giúp làm chủ tốt hơn
quá trình thiết kế công nghệ dệt vải đan ngang ở nước ta.
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN