TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
Đề tài:
‘‘Nghiên cứu đánh giá các tính chất cơ lý của da nhân tạo từ xơ vi mảnh (Microfiber
leather) để làm mũ giầy’’
- Tác giả luận văn: Nguyễn Gia Phong Khóa: 2014B
- Người hướng dẫn: PGS.TS. Bùi Văn Huấn
Nội dung tóm tắt:
a) do chọn đề tài:
- Da thuộc vật liệu truyền thống để sản xuất sản phẩm da giầy có sản lượng hầu như
không thay đổi trong nhiều năm qua do liên quan đến vấn đề ô nhiễm môi trường trong
quá trình sản xuất da thuộc.
- Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, khoa học vật liệu, hóa polime, nhiều loại
da nhân tạo mới ra đời đã khắc phục phần nào nhược điểm của da thuộc truyền thống.
Một trong số vật liệu này đó là da nhân tạo từ xơ vi mảnh hay còn gọi là da từ xơ vi mảnh
(Microfiber Artificial Leather hay Microfiber Leather).
- Do vậy, việc nghiên cứu khảo các tính chất của một số mẫu da nhân tạo từ xơ vi mảnh
nhằm đánh giá sự phù hợp của chúng với vật liệu làm các chi tiết bên ngoài của mũ giầy
(hay con gọi là các chi tiết mũ giầy) trên cơ sở so sánh với tiêu chuẩn cũng như so sánh
với da thuộc có cùng mục đích sử dụng; đánh giá ưu nhược điểm khi sử dụng da nhân tạo
từ xơ vi mảnh làm mũ giầy là việc làm cần thiết có tính khoa học và thực tiễn cao.
b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
- Mục đích nghiên cứu của luận văn là đánh giá được các tính chất cơ học, vệ sinh vật lý
và an toàn sinh thái của một số mẫu da nhân tạo từ xơ vi mảnh hiện đang có trên thị
trường nước ta, được sử dụng để làm các chi tiết mũ giầy, trên cơ sở so sánh với các yêu
cầu đối với vật liệu mũ giầy (theo tiêu chuẩn ISO 20879:2007), cũng như so sánh với mẫu
da thuộc tiêu biểu có cùng mục đích sử dụng; Đánh giá ưu điểm và nhược điểm khi sử
dụng da từ xơ vi mảnh để làm mũ giầy.
- Đối tượng nghiên cứu là các mẫu da từ xơ vi mảnh tiêu biểu theo độ dày, đặc điểm hoàn
tất bề mặt dùng làm các chi tiết mũ giầy. Để làm cơ sở so sánh, lựa chọn thử nghiệm 1
mẫu da thuộc chất lượng tốt dùng làm mũ giầy sử dụng cho quân nhân của Công ty Cổ
phần 26 – Bộ Quốc Phòng; Để đánh giá ưu nhược điểm của việc sử dụng da từ xơ vi
mảnh sử dụng một mẫu giầy của Công ty Cổ phần 26 Bộ Quốc Phòng.
- Trong nghiên cứu này, tập trung nghiên cứu, phân tích, đánh giá các chỉ tiêu về tính chất
cơ học, vệ sinh vật lý và an toàn sinh thái cơ bản của các mẫu da vi mảnh dùng làm mũ
giầy; đánh giá ưu nhược điểm của sản xuất giầy từ da vi mảnh thông qua một số tiêu chí:
tính công nghệ, chi phí, hiệu quả sử dụng vật liệu.
c) m tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả:
- Nghiên cứu tổng quan về giầy, vật liệu dùng để làm các chi tiết bên ngoài của giầy
và các yêu cầu đối với chúng, về da nhân tạo, da nhân tạo từ xơ vi mảnh
- Thử nghiệm xác định các tính chất học, vsinh vật lý, an toàn sinh thái của các mẫu
da từ vi mảnh mẫu da thuộc được lựa chọn nghiên cứu theo các tiêu chuẩn Việt
Nam và trên thế giới.
- So sánh giá trị các tính chất thử nghiệm với các yêu cầu đối với vật liệu làm giầy
(theo tiêu chuẩn ISO 20879:2007), cũng như so sánh với các mẫu da thuộc tiêu biểu
cùng mục đích sử dụng từ đó kết luận về ưu nhược điểm của các mẫu da từ vi mảnh
nghiên cứu, về sự p hợp của da vi mảnh dùng làm mũ giầy và lót giầy.
- Đánh giá về ưu điểm và nhược điểm khi sử dụng da từ xơ vi mảnh để làm mũ giầy:
+ Tính công nghệ;
+ Hiệu quả sử dụng diện tích da từ xơ vi mảnh
+ Năng suất lao động trong sản xuất sản phẩm bằng da từ xơ vi mảnh
+ Chi phí (giá thành) sản phẩm bằng da từ xơ vi mảnh.
d) Kết luận:
1. Da từ vi mảnh da nhân tạo chất lượng cao phỏng cấu trúc bề mặt
da thuộc ngày càng được sử dụng rộng rãi trên thế giới để thay thế da thuộc.
2. Với các ưu điểm vượt trội về các tính chất cơ, các chỉ tiêu an toàn sinh
thái, sản phẩm làm bằng da nhân tạo từ xơ vi mảnh các đặc trưng cả
hiệu ứng bề mặt của da thuộc, trong khi độ bền cao hơn da thuộc. Bên cạnh
đó, việc sử dụng da từ vi mảnh còn tạo cho sản phẩm các tính năng da
thuộc khó đáp ứng, đặc biệt là các tính năng bảo vệ.
3. Việc sử dụng da từ vi mảnh sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng vật liệu, cải
thiện đáng kể năng suất lao động, giảm chi phí đầu tư, chất lượng sản phẩm
ổn định hơn, đồng thời làm giảm đáng kể giá thành sản phẩm. Bên cạnh đó,
việc sử dụng da từ xơ vi mảnh để thay thế da thuộc cũng góp phần giảm thiểu
tác động ô nhiễm môi trường.
4. Việc bảo quản, chăm sóc sản phẩm bằng da từ vi mảnh trong quá trình sử
dụng không đòi hỏi cao như đối với sản phẩm từ da thuộc nên rất phù hợp với
các sản phẩm mà người sử dụng không có điều kiện chăm sóc tốt.