- Khảo sát xác định các thông số công nghệ vải;
- Khảo sát nghiên cứu độ giãn vải dệt kim;
- Khảo sát sự thay đổi kích thước sau giặt;
- Khảo sát thiết kế bộ quần áo thể thao nữ - có tính đến độ co dọc, giãn
ngang và co giãn sau giặt của vải dệt kim.
Chương III: Kết quả nghiên cứu và bàn luận.
Kết luận chung.
* Đóng góp mới của tác giả: Nghiên cứu vấn đề thiết kế bộ quần áo thể thao nữ có
tính đến độ giãn, độ co của vải.
d) Phương pháp nghiên cứu:
Để đạt được mục đích này đề tài đã sử dụng ba loại vải dệt kim: rib, single,
interlok để khảo sát ảnh hưởng độ giãn vải dệt kim đến quá trình thiết kế sản phẩm
dệt kim. Dựa vào kết quả khảo sát đó thiết kế bộ quần áo thể thao nữ - có tính đến
độ giãn, độ co của vải. Các thí nghiệm để xác định độ giãn được thực hiện theo các
tiêu chuẩn TCVN và ISO do ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC - Tổng cục Tiêu
chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
e) Kết luận:
- Đề tài được thực hiện trên 3 nhóm vải dệt kim R,S,I 100% cotton có mật
độ dọc và mật độ ngang thay đổi.
- Độ co dọc, giãn ngang của vải dệt kim phụ thuộc vào mật độ dọc (Pd), mật
độ ngang (Pn) và chiều dài vòng sợi.
- Độ co dọc, giãn ngang của vải dệt kim gần như được quyết định sau chu kỳ
giặt đầu tiên. Vì sau 1 chu kỳ giặt/ làm khô đầu tiên nếu như vải có tính hút ẩm thì
các quá trình sau được xem như là các quá trình thấm ướt và làm khô nên ở những
chu kỳ tiếp theo vải vẫn có co dọc và giãn ngang nhưng ở mức độ không nhiều.
- Vải dệt kim do sự tạo thành từ những vòng sợi nên thường có tính co dọc
và giãn ngang rất lớn. Trong đề tài tính đến: độ co dọc 2%, giãn ngang 12%.
- Với các khảo sát này sẽ tạo điều kiện phát triển các nghiên cứu về độ giãn
của vải dệt kim tại Việt Nam.